Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Ăn uống thế nào để giúp não khoẻ hơn

Các nhà nghiên cứu tại Abbott và Trung tâm Dinh dưỡng, Học tập và Trí nhớ (CNLM) tại Đại học Illinois đang nghiên cứu mối quan hệ giữa thực phẩm và một não bộ khoẻ mạnh.

Khi con người già đi, cấu trúc và chức năng não bộ của họ bắt đầu quá trình suy giảm, với những triệu chứng dễ thấy nhất là tác phong chậm dần và suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình này, đồng thời giúp những người trưởng thành tỉnh táo trong một ngày làm việc. Ví dụ như, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn DHA (acid docosahexaenoic) và folate giúp chúng ta tiếp cận và sử dụng tri thức hiệu quả hơn. Theo tiến sĩ Matthew Kuchan, nhà khoa học đóng vai trò chủ đạo trong hợp tác nghiên cứu giữa giữa Abbott và CNLM, các dưỡng chất khác giúp giảm tiến trình lão hoá bao gồm các vitamin B và E.

Đối với người lớn tuổi, dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe não bộ và giúp người già tránh được tình trạng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Ví dụ như, chất béo hấp thụ vào cơ thể có thể tác động tới não bộ. Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, ngược lại chế độ ăn với nhiều chất béo không bão hoà đơn lại tăng cường khả năng nhận thức.

Chất béo có lợi

Chất béo có hại

Chất béo không bão hoà đơn: có trong rất nhiều các loại thực phẩm và dầu khác nhau

Chất béo bão hoà: có trong các thực phẩm từ động vật, ví dụ như thịt đỏ hoặc các sản phẩm sữa chưa tách béo

Chất béo không bão hoà đa: hầu hết có trong thực phẩm và dầu có nguồn gốc từ thực vật

Chất béo chuyển hoá: được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm sử dụng dầu mỡ

Acid béo omega-3: được tìm thấy trong các loại cá và một số các loại thực vật

Theo TS. Kuchan, mặc dù những phát hiện này đem lại hi vọng cho các nhà nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công việc cần được tiến hành để có thể can thiệp vào quá trình này sớm hơn. Bệnh Alzheimer được dự đoán sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ tới.

“Ký ức làm nên mỗi con người”, TS Kuchan cho biết, “Chúng ta mới chỉ đang bắt đầu nhận biết được tác động của chất dinh dưỡng lên chức năng nhận thức của con người qua từng giai đoạn của cuộc đời. Điều đó thật sự giải thích được tầm quan trọng của nghiên cứu này trong việc duy trì ký ức, duy trì bản chất chính con người mỗi chúng ta”.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét